top những nhà cái uy tín nhất thế giới khoa học công nghệ
KHOA KỸ THUẬT PHÂN TÍCH TỔ CHỨC SEMINAR ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM 2019
03 tháng 05, 2021
Chiều ngày 29/11/2019, khoa Kỹ thuật Phân tích tổ chức seminar các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2019.
Tham dự buổi seminar có đầy đủ các đồng chí giảng viên trong khoa.
Mở đầu buổi seminar, TS. Đặng Ngọc Định đã thay mặt nhóm thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo vật liệu từ khoáng thiên nhiên chứa Bentonit và ứng dụng hấp phụ chất phóng xạ trong nước thải khai thác quặng” báo cáo nội dung đề tài. Tác giả nhấn mạnh các nội dung: Nghiên cứu, xây dựng qui trình chế tạo vật liệu hấp phụ từ quặng bentonit Cổ Định bằng cách gia nhiệt ở 500oC. Nghiên cứu các điều kiện hấp phụ uranium bằng phương pháp hấp phụ tĩnh trên vật liệu trước và sau gia nhiệt để so sánh, dung lượng hấp phụ của BTN3 đạt cao hơn khoảng 15 đến 25% so với BTT, cụ thể dung lượng BTN3 là 20,53 mg/g và BTT là 16,77 mg/g. Nghiên cứu các điều kiện hấp phụ xử lý uranium trên cột chiết chứa vật liệu BTN3 và thu được tốc độ hấp phụ 1 ml/phút, chất rửa giải là hốn hợp NaCl/HCl 1/0,5 M, tốc độ rửa giải 0,5 ml/phút, khả năng tái sử dụng đạt 5 lần, sự thay đổi nồng độ uranium và khối lượng vật liệu là không ảnh hưởng. Đánh giá khả năng hấp phụ cạnh tranh khi có mặt các ion kim loại khác. Kết luận các ion đều có khả năng hấp phụ trên vật liệu tuy nhiên các ion có hóa trị cao thì khả năng hấp phụ kém hơn, các ion cùng hóa trị hấp phụ không chênh lệch nhiều. Sự có mặt các ion kim loại khác có tỉ lệ lớn hơn từ 5 đến gần 10 lần không gây ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ của uranium. Đánh giá phương pháp và ứng dụng hấp phụ xử lý uranium trong dung dịch mẫu. Trong mẫu đánh giá và mẫu giả đều cho khả năng hấp phụ xử lý đạt cao (trên 95%), độ sai lệch lớn nhất 1,2%. Ứng dụng hấp phụ xử lý uranium trong mẫu nước thải khu vực khai thác quăng apatit và mẫu lưu của Viện Mỏ luyện kim đạt tốt (trên 90%). Xây dựng qui trình xử lý uranium trên cột hấp phụ chứa vật liệu biến tính từ quặng bentonit Cổ Định.
Th.S Bùi Thị Thơi thay mặt nhóm thực hiện đề tài “Nghiên cứu biến tính cát sông Lô ứng dụng để loại bỏ Cr và Mn trong nước thải công nghiệp” báo cáo nội dung đề tài. Trong đó, tác giả nhấn mạnh nội dung: Nghiên cứu khảo sát các điều kiện tối ưu để phân tích hàm lượng Mn và Cr bằng phương pháp F-AAS. Nghiên cứu xây dựng được quy trình biến tính cát sông Lô bằng nhiệt thành vật liệu hấp phụ một số ion kim loại. Khảo sát các điều kiện hấp phụ và giải hấp Cr và Mn trên vật liệu. Ứng dụng vật liệu hấp phụ để loại bỏ Mn và Cr trong một số mẫu nước thải công nghiệp
Th.S Lê Ngọc Thanh báo cáo nội dung đề tài “Nghiên cứu định lượng vitamin B1 trong một số mẫu thực phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC ứng dụng vào bài thực hành chuyên ngành Hoá phân tích”. Tác giả nhấn mạnh kết luận từ nghiên cứu đề tài: Từ kết quả thu được hàm lượng vitamin B1 trong mẫu thịt lợn nạc dao động từ 0,84 – 0,91 mg/100g mẫu. Trong mẫu thịt lợn xay đóng hộp dao động từ 0,20-0,22 mg/100g mẫu. Trong mẫu trứng cá chép dao động từ 0,82-0,91 mg/100g mẫu. Các mẫu có hàm lượng Vitamin B1 đều hoàn toàn phù hợp với bảng thành phần thực phẩm Việt Nam do Bộ Y Tế đưa ra. Trong mẫu thịt lợn nạc và trứng cá thì hàm lượng vitamin B1 tương đối cao, còn trong mẫu thịt lợn xay đóng hộp thì hàm lượng vitamin B1 thấp có thể do quá trình chế biến và bảo quản đã làm giảm hàm lượng vitamin B1. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao Agilent HPLC 1260 trang bị tại Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Hóa Phân tích của trường Đại học Công nghiệp Việt Trì hoàn toàn có thể dùng để định lượng Vitamin B1 trong thực phẩm.
Buổi seminar các đề tài nghiên cứu khoa học của Khoa Kỹ thuật Phân tích diễn ra với không khí vui vẻ, cởi mở. Các đồng chí giảng viên tham dự đã có những ý kiến đóng góp sâu sắc, nhiều vấn đề được đưa ra trao đổi, góp ý để làm sáng tỏ, nhiều nội dung được đề cập nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện các đề tài./.