Khoa Cơ Khí - Ô tô
Khoa cơ khí - Ô tô
28 tháng 05, 2021
Tên khoa:
1. Địa chỉ liên hệ
Khoa Cơ khí – Ô tô, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
Phòng 104 - Nhà C3, Cơ sở Lâm Thao - xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Email: [email protected]
Website: //cokhi.vui.kannys.com/
2. Quản lý khoa
TS. Vũ Quốc Hiến – Trưởng khoa
ThS. Nguyễn Đình Thanh - Phó trưởng khoa
3. Các bộ môn trực thuộc
- Bộ môn Công nghệ kỹ thuật Cơ khí
- Bộ môn Công nghệ kỹ thuật Ô tô
- Trung tâm Cơ khí - Ô tô
4. Giới thiệu về khoa, chức năng, nhiệm vụ của khoa
4.1. Giới thiệu về khoa
- Quá trình thành lập
Tiền thân của Khoa Cơ khí - Ô tô là Bộ môn Cơ khí Hóa chất được thành lập từ năm 1962. Bộ môn chịu trách nhiệm đào tạo chuyên môn cho 01 lớp trung cấp Cơ khí Hóa chất đầu tiên là lớp C62 tuyển sinh từ học sinh tốt nghiệp cấp II (tương đương với PTTH cơ sở bây giờ). Đến năm 1964 bắt đầu tuyển sinh học sinh tốt nghiệp cấp III (tương đương với PTTH bây giờ). Chương trình đào tạo trung cấp Cơ khí Hóa chất trong những năm đầu này do các chuyên gia Liên Xô và Trung Quốc phối hợp thiết kế và ngày càng hoàn thiện dần. Bộ môn Cơ khí Hóa chất lúc này gồm bốn tổ chuyên môn: Cơ khí - Hóa công, Cơ - Vẽ, Điện, và Xưởng thực hành Cơ khí. Năm 1980 khoa Cơ khí Hóa chất được thành lập và chịu trách nhiệm đào tạo chuyên môn cho ngành Cơ khí Hóa chất – Hóa dầu ở hai bậc cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Năm 1997 thành lập trường Cao đẳng Hóa chất, khoa Cơ khí Hóa chất - Hóa dầu đổi tên thành khoa Máy và thiết bị Hóa chất - Hóa dầu. Đến năm 2001 trường mở thêm các ngành Điện, Điện tử và Công nghệ thông tin, khoa Máy và thiết bị Hóa chất –Hóa dầu đổi tên thành khoa Điện tử - Tin học, Máy và thiết bị Hóa chất - Hóa dầu. Năm 2006 thành lập khoa Cơ khí trên cơ sở khoa Điện tử - Tin học, Máy và thiết bị Hóa chất - Hóa dầu. Năm 2011, thành lập trường Đại học Công nghiệp Việt Trì trên cơ sở nâng cấp từ trường Cao đẳng Hóa chất, khoa Cơ - Điện được thành lập trên cơ sở hai khoa: khoa Cơ khí và khoa Điện. Đến năm 2013 khoa Cơ khí được tái lập trên cơ sở tách ra từ Khoa Cơ - Điện. Tháng 8 năm 2020 khoa Cơ khí được đổi tên thành khoa Cơ khí- Ô tô.
- Đội ngũ giảng viên
+ Tổng số cán bộ, giảng viên của khoa: 18 (số giảng viên kiêm nhiệm 03)
+ Về trình độ: Có 02 giảng viên có trình độ tiến sĩ; 14 giảng viên có trình độ thạc sĩ trong đó có 04 giảng viên đang làm NCS.
- Cơ sở vật chất
Khoa Cơ khí – Ô tô được nhà trường trang bị cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, dần được hiện đại hóa trang, thiết bị thực hành thực tập, hiện nay khoa đang quản lý nhiều phòng thí nghiệm - thực hành: Phòng thực hành Công nghệ cao CAD/Cam/CNC; Phòng thực hành Thiết kế trên máy tính; Phòng thực hành Nguội; Phòng thực hành Hàn; Phòng thực hành Cắt gọt kim loại; Phòng thực hành Động cơ ô tô; Phòng thực hành Trang bị điện ô tô; Phòng thực hành Sửa chữa bảo dưỡng ô tô.
4.2. Chức năng nhiệm vụ của khoa
* Đề xuất nội dung tổ chức quá trình đào tạo theo kế hoạch của Nhà trường và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo của khoa trước Hiệu trưởng.
- Phối hợp với phòng Quản lý Đào tạo xây dựng tiến độ giảng dạy của khoa.
- Theo dõi giảng dạy của giảng viên theo tiến độ.
- Đánh giá tổng kết việc giảng dạy của giảng viên cuối học kỳ, năm học và khóa học.
- Kiểm tra giảng viên thực hiện các công tác giáo vụ.
- Phối hợp với phòng Quản lý Đào tạo tổ chức các hoạt động thi và kiểm tra.
- Hàng năm tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm, góp ý xây dựng tiến độ đào tạo, đề xuất điều chỉnh, bổ sung chương trình, giáo trình các nghề, môn học thuộc khoa.
* Tổ chức các hoạt động giáo dục và quản lý sinh viên theo kế hoạch của Nhà
trường.
- Lập sổ trích ngang, sinh viên các lớp để quản lý trong khoa.
- Tổng hợp và đề nghị thực hiện các chế độ chính sách cho HSSV.
- Theo dõi tổng hợp và đề nghị thi đua - khen thưởng và kỷ luật của HSSV.
- Đề xuất xét học bổng cho sinh viên trong khoa theo chế độ chính sách và quy định của trường.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá cấp khoa.
- Giáo dục đạo đức, tác phong công nghiệp, ý thức bảo vệ của công, ý thức tiết kiệm…
* Quản lý việc chấp hành kỷ luật lao động của viên chức, giảng viên, nhân viên thuộc đơn vị.
* Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học khi được sự phân công. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập.
* Đề xuất xây dựng kế hoạch bảo trì thiết bị và đồ dùng dạy học. Quản lý sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, máy móc để phục vụ đào tạo.
* Phối hợp khảo sát và lập kế hoạch vật tư và quản lý vật tư thực tập.
- Phụ trách vệ sinh, an toàn LĐ, PCCC trong khu vực do khoa quản lý.
* Tổ chức gia công lắp đặt các thiết bị phục vụ công tác đào tạo của nhà trường.
* Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức, giảng viên.
* Tổ chức thực hiện các hoạt động thực nghiệm nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học và công nghệ gắn đào tạo với sử dụng.
* Tổ chức liên kết với doanh nghiệp để đưa sinh viên đi thực tập và trải nghiệm thực tế theo kế hoạch của nhà trường.
* Tổ chức hoạt động thi giáo viên giỏi các cấp theo kế hoạch hàng năm.
* Thực hiện các nhiệm vụ khác được Hiệu trưởng phân công.
5. Các ngành nghề đào tạo
5.1. Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí
Chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí (CNKTCK) giáo dục và đào tạo kỹ sư công nghệ kỹ thuật cơ khí có sức khỏe thể chất và tinh thần, phẩm chất đạo đức tốt; có kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở kỹ thuật cơ khí - điện - nhiệt, chuyên ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí và kỹ năng thực hành chuyên ngành giỏi; có tư duy khoa học, tổng hợp và khả năng tiếp cận công nghệ mới; có khả năng và phương pháp nghiên cứu khoa học, triển khai dự án độc lập, sáng tạo thích ứng cao với môi trường kinh tế - xã hội toàn cầu và hội nhập quốc tế... để đảm nhiệm được các công việc tính toán, thiết kế, chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng, sản xuất kinh doanh và nghiên cứu các máy, thiết bị ngành cơ khí.
Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư công nghệ kỹ thuật cơ khí có thể đảm nhiệm các công việc kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên... tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các Viện nghiên cứu, các trường học, các trung tâm ứng dụng và triển khai công nghệ hoạt động trong ngành, nghề cơ khí và sản xuất.
- Có kiến thức cơ bản về triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, sức khỏe thể chất, giáo dục quốc phòng an ninh... để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Có kiến thức cơ bản về toán, khoa học tự nhiên, văn hóa - xã hội, kinh tế, pháp luật và môi trường để đáp ứng việc học tập kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khoa học, công việc kỹ sư sau khi tốt nghiệp, học tập nâng cao trình độ...
- Có đầy đủ kiến thức về cơ sở kỹ thuật cơ khí - điện - nhiệt... để đáp ứng việc học tập kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khoa học, công việc kỹ sư sau khi tốt nghiệp...
- Có đầy đủ kiến thức về chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí để tính toán, thiết kế, chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng sản phẩm cơ khí đáp ứng các nhu cầu mong muốn trong sản xuất như về kinh tế, chính trị, môi trường, xã hội, đạo đức, sức khỏe và sự an toàn…
- Có kiến thức về ngoại ngữ: Tiếng Anh B1 (hoặc tương đương) hoặc Tiếng Hàn (Topik II - level 3) hoặc Tiếng Nhật (JLPT N4).
- Có kiến thức về tin học ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.
- Vận dụng các lý thuyết triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, sức khỏe thể chất, giáo dục quốc phòng an ninh trong công việc, cuộc sống để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Ứng dụng các lý thuyết toán, khoa học tự nhiên, văn hóa - xã hội, kinh tế, pháp luật và môi trường để đáp ứng việc học tập kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khoa học, công việc kỹ sư sau khi tốt nghiệp...
- Ứng dụng lý thuyết cơ sở kỹ thuật cơ khí - điện - nhiệt... để đáp ứng việc học tập kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khoa học, công việc kỹ sư sau khi tốt nghiệp...
- Khai thác, vận hành được các máy, thiết bị, hệ thống thiết bị cơ khí.
- Tính toán, thiết kế, chế tạo, lắp đặt được các máy, thiết bị cơ khí.
- Kiểm tra, bảo trì, sửa chữa được các máy, thiết bị cơ khí.
- Nghiên cứu triển khai, tiếp nhận chuyển giao công nghệ.
- Tổ chức quản lý chỉ đạo quá trình sản xuất và tham gia xây dựng dự án phát triển sản xuất.
- Thành thạo ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.
- Giao tiếp, dịch, viết tiếng anh cơ bản và chuyên ngành.
- Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình logic, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống và sử dụng hiệu quả các công cụ, phương tiện và công nghệ hiện đại.
5.2. Ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô
Đào tạo kỹ sư Công nghệ kỹ thuật ô tô có lập trường chính trị đúng đắn, kiến thức chuyên môn vững vàng, khả năng tiếp cận và giải quyết được các vấn đề thực tiễn của ngành đáp ứng nhu cầu xã hội về đội ngũ lao động trí thức có chất lượng. Với kiến thức và kỹ năng được trang bị trong quá trình học tập, các kỹ sư sau khi ra trường có khả năng học lên trình độ sau đại học, tự nghiên cứu hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ để thích nghi tốt với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và xã hội.
Kiến thức:
- Có hiểu biết về nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; có sức khoẻ tốt, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên để tiếp thu tốt các kiến thức cơ sở và chuyên ngành cũng như có khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
- Biết và có thể sử dụng ngoại ngữ trong công việc.
- Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học và tin học ứng dụng trong thiết kế như CAD, CAE.
- Có kiến thức sâu về ô tô và máy động lực; về quản lý, sử dụng, kinh doanh dịch vụ, kiểm định ô tô và máy động lực.
- Có kiến thức cơ sở ngành để ứng dụng trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật ô tô.
- Có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô như: Lý thuyết động cơ, lý thuyết ô tô, hệ thống điện ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, quản lý dịch vụ ô tô, kinh doanh dịch vụ ô tô …
- Nắm vững kiến thức chuyên môn nâng cao để ứng dụng trong tính toán, thiết kế, thử nghiệm và chẩn đoán các hệ thống trên ô tô.
Kỹ năng:
- Thiết lập được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các loại ô tô và các thiết bị động lực khác.
- Tính toán, thiết kế được quy trình công nghệ chế tạo, lắp ráp các sản phẩm trong lĩnh vực chuyên ngành.
- Đề xuất, phản biện và tư vấn các vấn đề thuộc lĩnh vực: Vận hành, khai thác, chẩn đoán, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các loại ôtô và các thiết bị động lực khác.
- Nghiên cứu triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ.
- Tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất trong các doanh nghiệp.
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho các bậc đào tạo thấp hơn.
- Đạt trình độ tiếng Anh B1 theo chuẩn khung châu Âu (tương đương bậc 3 trong khung ngoại ngữ 6 bậc); Áp dụng thành thạo các hiện tượng ngữ pháp, cấu trúc và từ vựng trong cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; đọc hiểu các tài liệu tiếng Anh thông thường và tiếng Anh chuyên ngành thông dụng.
- Đạt chứng chỉ sơ cấp nghề lái ô tô B2.
- Sử dụng tốt công nghệ thông tin cơ bản: sử dụng máy tính, xử lý văn bản Word, sử dụng bảng tính Excel, sử dụng trình chiếu PowerPoint, sử dụng Internet.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm phân tích và thiết kế, chế tạo sản phẩm.
- Có khả năng sử dụng một số phần mềm phổ biến trong quá trình quản trị nhân lực.
- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, khả năng thảo luận nhóm….
6. Cơ hội việc làm
6.1. Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí
* Kỹ sư Cơ khí đảm nhận vị trí:
- Cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên, chuyên viên công nghệ chuyên thiết kế, gia công, lập kế hoạch và tổ chức quản lý hệ thống thiết bị cơ khí; lắp ráp, bảo dưỡng các thiết bị trong các dây truyền sản xuất.
- Làm việc tại các phòng thiết kế cơ khí, phòng cơ điện, xưởng cơ khí, các phân xưởng sản xuất, các trung tâm gia công, bảo dưỡng cơ khí của các doanh nghiệp công nghiệp, các dự án, ...
- Làm cán bộ nghiên cứu, thiết kế cơ khí tại các viện nghiên cứu, viện thiết kế, các trung tâm nghiên cứu cơ khí; cán bộ tư vấn, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ CAD-CAM-CNC của các đơn vị kinh doanh thiết bị cơ khí;
- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, ...
* Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp:
- Làm cán bộ quản lý kỹ thuật, cán bộ quản lý ở các phân xưởng, các phòng; Giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp; viện trưởng, viện phó các viện nghiên cứu , ..
- Được học tiếp để nhận bằng thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
6.2. Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô
* Kỹ sư ô tô sau khi tốt nghiệp chương trình này, người học có thể làm việc tại các vị trí sau:
- Kỹ sư chỉ đạo, thực hiện các công việc thiết kế, sửa chữa, vận hành bảo trì và
các lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật, kinh doanh ôtô, thiết bị động lực trong các doanh nghiệp.
- Chuyên viên kỹ thuật trong phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp.
- Giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.
- Chuyên viên làm việc trong các Viện nghiên cứu và các đơn vị chuyển giao
công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên ngành và liên ngành.
* Khoa Cơ khí - Ô tô cam kết tư vấn và giới thiệu việc làm cho 100% sinh viên sau khi tốt nghiệp làm đúng ngành nghề.
7. Các nội dung khác
7.1. Công tác nghiên cứu khoa học, viết giáo trình, tài liệu
* Hướng nghiên cứu:
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu mới dùng trong lĩnh vực cơ khí;
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một số sản phẩm cơ khí trong các dây chuyền công nghệ sản xuất dầu khí, giấy, hóa chất, phân bón, thủy điện, khai thác khoáng sản;
- Nghiên cứu hệ cơ điện tử
* Các đề tài đã và đang thực hiện:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của Nano Các bon ống đến cơ tính và khả năng chịu nhiệt của dầu bôi trơn (Đề tài cấp bộ)
- Nghiên cứu tính năng lưu biến của một số chất lỏng phi Niu Tơn; ( Đề tài cấp trường).
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị đo thủy lực màng dầu; ( Đề tài cấp trường).
- Thiết kế chế tạo máy cắt D350
- Nghiên cứu phủ Nano Các bon ống lên bề mặt thép; ( Đề tài cấp trường).
- Nghiên cứu phân tán Nano Các bon ống trong dầu bôi trơn công nghiệp; ( Đề tài cấp trường)
- Nghiên chế tạo thiết bị đo đường kính vết mòn bốn bi; ( Đề tài cấp trường).
- Nghiên cứu ứng dụng phần mềm ANSYS để tính toán các kết cấu phức tạp; ( Đề tài cấp trường).
- Nghiên cứu chế tạo Ụ đá mài và tích hợp chức năng mài tròn ngoài vào máy tiện ISOBE.
- Nghiên cứu, xây dựng phòng thực hành mô hình động cơ ô tô phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Công nghiệp Việt trì.
- Nghiên cứu chê tạo máy cắt ống biên dạng phức tạp bằng đầu cắt plasma ứng dụng trong xưởng cơ khí.
- Thiết kế chế tạo mô hình căn chỉnh độ đồng trục sử dụng phần mềm Easy laser ứng dụng làm thiết bị giảng dạy thực hành tại trung tâm cơ khí - ô tô - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì.
* Các công trình khoa học đã công bố:
- Nghiên cứu tính năng lưu biến của một số dầu mỡ bôi trơn; Tạp chí mỏ địa chất (2008).
- Nghiên cứu phân tán Nano Các bon ống trong dầu Công nghiệp 22; Tạp chí Khoa học Công nghệ Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì ( 2013).
- Tran Ich Thinh, Nguyen Manh Cuong, Vu Quoc Hien. Dynamic Stiffness Method for free vibration analysis of partial fluid-filled orthotropic circular cylindrical shells, Vietnam Journal of Mechanics, Vol 37, No 1 (2015), Page 29-42.
- Nguyen Manh Cuong, Tran Ich Thinh and Vu Quoc Hien Vibration analysis of cross-ply composite joined conical-cylindrical shells by Continuous Element Method, Proceedings of the International Conference on Engineering Mechanics and Automation-ICEMA3, 2014, Pages 401-408.
- Tran Ich Thinh, Nguyen Manh Cuong, Ta Thi Hien and Vu Quoc Hien.Vibration of a composite truncated conical shell filled with fluid, Proceedings of the International Conference on Engineering Mechanics andAutomation-ICEMA3, 2014, Pages 543-549.
- Đinh Đức Tiến, Phạm Ngọc Thành, Nguyễn Văn Đạt, Trần Ích Thịnh. Xác định độ cứng uốn biểu kiến của tấm composite sandwich bằng phương pháp số và ứng dụng trong bài toán truyền âm. NXBKH Tự nhiên và Công nghệ 2019.
7.2. Văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao
- Ngoài các hoạt động đào tạo, đào tạo kết hợp với sản xuất, nghiên cứu khoa học Khoa Cơ khí là một trong những khoa có các hoạt động văn hóa- văn nghệ thể thao nổi bật trong nhà trường.
- Hàng năm, Khoa luôn chỉ đạo Công đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động và tích cực tham gia các hoạt động do Công đoàn và Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức: tham gia giải bóng chuyền cán bộ giáo viên và học sinh-sinh viên; giải bóng đá cán bộ giáo viên, giải bóng đá sinh viên nam, các hội diễn văn nghệ quần chúng, tham gia thi giọng hát hay học sinh – sinh viên và luôn đạt giải cao trong toàn trường.
* Các thành tích gần đây:
1. Giải nhất bóng chuyền nam sinh viên năm 2012
2. Giải nhì bóng chuyền nam sinh viên năm 2013
3. Giải nhất bóng đá nam cán bộ giáo viên- học sinh-sinh viên năm 2011,2012
4. Giải nhì liên hoan văn nghệ quần chúng năm 2012
5. Giải ba liên hoan văn nghệ quần chúng năm 2013
6. Giải khuyến khích văn nghệ cán bộ giáo viên - học sinh - sinh viên năm 2014
7. Giải nhất đơn ca văn nghệ cán bộ giáo viên - học sinh - sinh viên năm 2014
8. Giải nhì tốp múa - văn nghệ cán bộ giáo viên - học sinh - sinh viên năm 2014
9. Giải ba độc tấu sáo trúc - văn nghệ cán bộ giáo viên- học sinh - sinh viên năm 2014
10. Giải nhì bóng chuyền nam cán bộ giáo viên - học sinh - sinh viên năm 2013
11. Giải ba bóng đá nam giáo viên năm 2014
12. Giải ba bóng đá nam giáo viên năm 2015
13. Giải nhất bóng đá nam giáo viên 2019
14. Giải nhì bóng đá nam giáo viên 2020